Nhảy đến Khu nội dung chính

:::

Du lịch sáng tạo

In Ở đằng trướcCỡ chữ:

Chuyến du lịch tuyệt vời lên rừng xuống biển Khẩn Đinh

Trung tâm du khách Phòng quản lý Khẩn Đinh → Khu giải trí rừng sâu → Công viên tự nhiên Xã Đỉnh →Hòn đá Cánh Buồm → Phòng trưng bày cát vỏ sò đảo Cát→ Công viên Long Bàn → Phong Xuy Sa (gió thổi cát)→ Gia Lạc Thủy.

Trung tâm du khách Phòng quản lý Khẩn Đinh

Công viên quốc gia Khẩn Đinh có rất nhiều môi trường đại dương và địa chất đặc hữu trên thế giới, lại có nền nhân văn và sinh thái phong phú, muốn đi sâu tìm hiểu Khẩn Đinh, có thể tới "Trung tâm du khách" được thiết lập tại Phòng quản lý Công viên quốc gia Khẩn Đinh. Tại đây, bạn có thể tới phòng giới thiệu tóm lược để thưởng thức bức tường truyền hình vô tuyến, mô hình cảnh quan và các cứ điểm phong cảnh của Khẩn Đinh; Bạn cũng có thể đến phòng trưng bày nguồn tài nguyên, ngoài những hóa thạch, mẫu ép khô hiếm thấy ra, với sự trình bày địa chất, địa hình, mẫu ép khô động thực vật, đại dương và nguồn tài nguyên nhân văn bằng tấm phim chiếu và hình lập thể, giúp mọi người dễ dàng hiểu được sự phát triển và hiện trạng của Khẩn Đinh theo quá trình diễn biến lịch sử tự nhiên! Ngoài ra, Hợp tác xã tiêu dùng của Trung tâm du khách có thể mua rất nhiều sách báo chuyên nghiệp do Phòng quản lý Khẩn Đinh phát hành, và món đồ kỷ niệm đặc hữu của Công viên quốc gia Khẩn Đinh, còn có thể ngắm nhìn phong cảnh Khẩn Đinh theo vành đai từ Nam Loan đến Miêu Tị Đầu từ xa trên bục ngắm cảnh.

Khu giải trí rừng sâu

Gần khu giải trí rừng sâu Khẩn Đinh vốn là bộ lạc Sơn Bào của xã "Quy Á Giác" dân tộc Payuan, tên gọi thời xưa là "Quy Á Giác", thời kỳ Nhật cai trị đã đưa vào 513 loài thực vật nhiệt đới, sau thời kỳ quang phục, do chi nhánh Hằng Xuân - Phòng thí nghiệm lâm nghiệp tỉnh tiếp tục điều hành, đặt tên là "Công viên thực vật nhiệt đới Khẩn Đinh". Năm 1968, Cục Lâm nghiệp đã tu sửa thành khu phong cảnh mang đặc điểm của miền Nam, thành lập "khu giải trí rừng sâu Khẩn Đinh" để phục vụ cho nghiên cứu học thuật và cả vui chơi giải trí. Khu vực này ở độ cao cách mực nước biển 200~300 mét, tổng diện tích là 435 hecta, chiếm 2,5% tổng diện tích đất liền của Công viên quốc gia, hiện tại đã khai thác 76 hecta. Rạn san hô nhô lên trải rộng khắp toàn khu vực; Được hình thành bởi trầm tích của xương cốt trùng san hô động vật sống dưới biển và vỏ sò sót lại, tảo bẹ v.v..., do đó khu vực này có thể là đáy biển mênh mông vào hàng chục triệu năm trước. Tổng cộng có hơn 1.200 loài thực vật, chia làm các khu vực dừa, dầu mỡ, cao su, dược liệu, cây ăn quả nhiệt đới v.v..., con đường nhỏ rợp bóng mát, hoa đỏ lá xanh đan xen hòa quện vào nhau, cảnh đẹp hiện ra mọi nơi khiến ta không kịp nhìn.

Khu giải trí rừng sâu Khẩn Đinh (Hình ảnh)Khu giải trí rừng sâu Khẩn Đinh (Hình ảnh)

Công viên tự nhiên Xã Đỉnh

Công viên tự nhiên Xã Đỉnh nằm bên cạnh khu giải trí rừng sâu Khẩn Đinh, có diện tích 128,7 hecta, cây cối mọc trên đá rạn bị gió mùa Đông Bắc thổi dạt, khắc nên kiệt tác nghệ thuật lưu vực tự nhiên, khiến cho con người phải trầm trồ tán thán sức tạo hình kỹ thuật tinh xảo do thiên nhiên tạo nên. Trong Công viên còn có các loài động thực vật, hang đá vôi, nhiều nơi tầm nhìn rất tuyệt, thảm cỏ xanh mướt, và cảnh quan một đường chân trời được tạo nên bởi rạn nứt của đá rạn san hô, đều cực kỳ có giá trị ngắm nhìn thưởng thức.

Là khu vực thưởng thức và nghiên cứu bươm bướm lý tưởng nhất, với hệ thực vật có trên 329 loại, do các loại thực vật bướm ăn cỏ nguyên sinh như họ bình vôi, họ cửu lý hương, họ bông tai vẫn phát tán với số lượng lớn, vì thế cung cấp dinh dưỡng cho trên 50 loài bươm bướm, nơi đâu cũng có thể thấy được bươm bướm sặc sỡ màu sắc bay lượn đón gió. Toàn khu vực tổng cộng có hơn 10 hang đá vôi, có thể thấy được những tinh túy của hang đá vôi như đá nhũ, măng đá, cột đá v.v...

Để hình thành nên đá nhũ cần có không nhiều cũng không ít nước, địa hình và địa chất thích hợp, hình thành 1 cm, nếu nhanh cũng phải mất 5 năm, nếu chậm thì cần đến 160 năm, có thể thấy sự gian khó trong việc ấp ủ nuôi nấng của thế giới tự nhiên, hơn nữa những vật hóa thạch này chạm vào mồ hôi hoặc chất dầu trên tay, sẽ thay đổi thành phần hóa học của nó, từ đó kết tinh không thể tiếp tục hình thành mà trở thành vật thể chết, do vậy không được đưa tay sờ chạm. Xét thấy hình thức khai thác quá mức của con người trước đây tại khu phong cảnh trong nước, Công viên chúng tôi chỉ thi công những đường đi bộ đơn giản, và kết hợp với khu vực cảnh ngắm, cơ sở hạ tẩng hướng dẫn giải thích với diện tích nhỏ, để giữ nguyên nét tinh khiết tự nhiên nguyên thủy. Phía Đông Công viên đã mở thành khu nghiên cứu khôi phục hưu sao Đài Loan, để hoàn thành chức năng bảo tồn sinh thái tự nhiên.

Công viên tự nhiên Xã Đỉnh (Hình ảnh)Công viên tự nhiên Xã Đỉnh (Hình ảnh)

Hòn đá Cánh Buồm

Men theo con đường mới mở từ Công viên Xã Đỉnh về phía Nam khoảng 4 km, tại mép viền phía trước rạn san hô bờ biển, có thể thấy được một hòn đá khổng lồ đứng sừng sững trên mặt biển, nhìn từ xa cứ ngỡ là chiếc thuyền buồm chuẩn bị lên gió ra khơi, từ đó mà có cái tên tương ứng, nhìn gần thì lại giống đầu của cựu Tổng thống Mỹ Nixon, trông rất buồn cười. Hòn đá Cánh Buồm cao khoảng 18 mét, do các rạn san hô cũ phía trên vùng đất cao lân cận rơi rớt xuống bờ biển, do chất đá của nó cứng hơn so với rạn san hô nhô lên thời kỳ đầu xung quanh, cho nên có thể đứng vững trong biển trong thời gian dài, có thể nhìn thấy rạn san hô khổng lồ phía trên vùng đất cao, là một minh chứng rõ ràng. Xung quanh hòn đá Cánh Buồm đã có quy hoạch khách sạn quốc dân, bãi đỗ xe, khu đất phục vụ giáo dục và giải trí dã ngoại v.v..., vịnh Hương Tiêu lân cận trước đây là nền móng đánh bắt cá voi và xưởng xử lý cá voi, hiện tại không còn bất kỳ dấu vết của cơ sở hạ tầng nào. Có thể thấy do bởi lòng tham vô tận của loài người, khiến cho loài cá voi gần như tuyệt chủng ở miền Nam Đài Loan, sẽ không còn cơ hội ngắm nhìn cảnh tượng đàn cá voi phun nước nữa.

Hòn đá Cánh Buồm (Hình ảnh)Hòn đá Cánh Buồm (Hình ảnh)

Phòng trưng bày cát vỏ sò trên đảo Cát

Đảo cát nằm tại 1,5 km phía Bắc Nga Loan Tị, cách Hằng Xuân 15 km, bên cạnh quốc lộ Bình Nga, với diện tích khoảng 3 hecta, là một bãi cát vỏ sò dài khoảng 220 mét, màu sắc tươi sáng, nằm trong khu bảo vệ sinh thái, chưa được Phòng chúng tôi cho phép thì không được vào khu vực này (nếu muốn thực hiện các hoạt động trên bãi biển, yêu cầu đến các bãi cát Bạch Sa, Nam Loan, Tiểu Loan, hòn đá Cánh Buồm, Phong Xuy Sa).

Cát vỏ sò (chất cát vôi) là chất chủ yếu tạo thành trong bãi cát tại Công viên quốc gia Khẩn Đinh, quan sát bằng kính hiển vi, mỗi một tinh thể hạt cát trong vắt, như những viên ngọc sáng. Cát vỏ sò này được hình thành do sự xối nước, mài nghiền của sóng biển trong thời gian dài, thời gian cho việc hình thành này vô cùng lâu dài, vài nghìn năm đều không thể tích lũy lại từ đầu. Trong đó có chứa san hô, tầng vỏ sò vụn và trùng lỗ sống dưới đáy, hàm lượng canxi cacbonat của nó đa số chiếm trên 60%, trong đó đảo tại Cát cao hàm lượng tới 98%, được gọi là báu vật quốc gia, thực sự rất xứng đáng.

Phòng trưng bày cát vỏ sò tại đảo Cát có diện tích khoảng 99 m2, nội dung trưng bày chủ yếu có: (1) Giới thiệu tóm lược vị trí đảo Cát; (2) Nguyên nhân hình thành bãi cát vỏ sò; (3) Vì sao cát vỏ sò được liệt kê vào hạng mục bảo tồn. Phương thức trưng bày chia làm: (1) Trưng bày hộp đèn – Hình minh họa bãi cát, trùng lỗ, tầng san hô vụn, tầng vỏ sò vụn, hình thành cát vỏ sò, và đồ thị hàm lượng canxi cacbonat của các bãi cát của Công viên quốc gia chúng tôi. (2) Bàn ngắm cát – Khu chạm sờ cát vỏ sò, phục vụ du khách ngắm nhìn, chạm vào cát vỏ sò thực tế. (3) Khu ngắm nhìn qua kính hiển vi, kính lúp –Phục vụ du khách quan sát và đi sâu hiểu rõ chi tiết hơn về cát vỏ sò. (4) Khu ngắm cảnh từ xa và bục ngắm cảnh – Phục vụ du khách ngắm nhìn toàn diện khung cảnh bãi cát trên đảo Cát và quang cảnh biển trời một sắc hòa quện.

Công viên Long Bàn

 

Men theo quốc lộ Gia Nga của bờ biển phía Đông từ Nga Loan Tị đi về phía Bắc, giữa Nga Loan Tị và Phong Xuy Sa là vùng đồng cỏ thênh thang kề sát Thái Bình Dương mênh mông, đó chính là Công viên Long Bàn, khu vực này là nền đất đá vôi được nâng cao, đá vôi dễ bị nước xói mòn và hòa tan, vì thế trong khuôn viên có cảnh quan địa hình vách đá sụt lún, hố sụt, hang đá vôi, đất sét v.v... Mùa hè thảm cỏ mọc xanh mướt, trăm hoa đua nở, và thường xuyên có thể thấy được những chú chim sơn ca nâng lên hạ xuống theo chiều dọc hát bài ca nghênh đón khách quý, khiến cho tâm hồn thư thái hành phúc. Dạo quanh trên thảo nguyên rộng thênh thang, có thể ngắm nhìn bờ biển quanh co hữu tình từ xa, vách đá sụt lún hiểm trở. Ngoài ra, ánh nắng ban mai rực rỡ khi mặt trời mọc, cùng với bầu trời đầy sao lấp lánh khi màn đêm buông xuống, càng là cảnh đẹp hiếm thấy đối với người sống ở đô thị khá lâu như bạn.

Công viên Long Bàn (Hình ảnh)Công viên Long Bàn (Hình ảnh)

Phong Xuy Sa

 

Phong Xuy Sa là trạm chính giữa của hai khu tham quan giải trí Nga Loan Tị và Gia Lạc Thủy trên bờ biển phía Đông, cách Nga Loan Tị khoảng 7 km. Khu vực lân cận đều là đá rạn san hô, chỉ có nơi đây do địa tầng là chất hỗn hợp đất sét và cát, bị xói mòn bởi nước mưa và sức gió trong thời gian dài mà tạo thành nguồn cát. Vào mùa mưa của những ngày hè, nước mưa tại khu đất trũng tích tụ lại, cát bị nước mưa dội xối chảy về hướng đại dương theo địa hình và trở thành sông cát, cát trắng cuốn theo chiều dọc từ viền khu đất liền cách bờ biển khoảng 70 mét, từ đó hình thành nên thác cát. Khi gió mùa Đông Bắc của mùa đông tràn vào, thổi cát men theo dốc vực bay lên tới đỉnh vực, hai tác dụng vận chuyển ngược hướng như thế đã tạo thành cảnh quan địa hình đặc biệt của Phong Xuy Sa. Đồi cát tại khu vực này nối nhau kéo dài tổng cộng 1.500 mét, rộng khoảng 200 mét, chia làm hai dãy Nam và Bắc, phát triển thành dạng dải dài, đi từ Đông Bắc đến Tây Nam, phân bố ven vùng đất trũng dài hẹp tới thẳng phía sau hòn đá Cánh Buồm. Hiện tại do việc mở đường cao tốc Gia Nga và việc trồng cây phi lao của Cục Lâm nghiệp, khiến cho dòng chảy của nguồn cát gặp trở ngại, dần dần bị phủ đầy thực vật dây leo, trước đây cát và đá đầy tràn, giống như đặt mình vào sa mạc Gobi, nhưng nay đã không còn thấy nữa.

Gia Lạc Thủy

Đất Gia Lạc (vui vẻ) Thủy thuộc xã Mãn Châu, tên gọi ban đầu là Gia Lạc (rơi rớt) Thủy, là từ dịch theo âm tiếng Mân Nam, có nghĩa là thác nước. Năm 1975, Tổng thống Tưởng Kinh Quốc tới nơi đây tham quan, đặt tên cho nơi đây là "Gia Lạc (vui vẻ) Thủy" với hàm ý yên hòa lợi lạc, và đặt tên cho thác nước không tên là "thác Sơn Hải", sau khi được người nổi tiếng đặt tên, cảnh đẹp nơi đây đã trở thành khu phong cảnh nhà nhà đều biết, số lượng du khách đến tham quan cũng tăng lên đáng kể. Do bởi kề sát với Thái Bình Dương rộng lớn, đá cát và rạn san hô bị xói mòn bởi cường phong và sóng biển, đục khắc thành các loại kỳ nham quái thạch với nhiều hình thù khác nhau, ví dụ đá hình ếch biển, đá hình thỏ, đá hình cầu tròn, đá hình ô vuông, đá hình tổ ong v.v..., trải dài trên bờ biển dài 2,5 km, khiến cho con người phải trầm trồ tán thán sức tạo hình kỹ thuật tinh xảo do thiên nhiên tạo nên. Nguồn tài nguyên cảnh quan động vật nơi đây rất phong phú, có thể thấy được những đàn cá nhiệt đới họ cá thia, họ cá bàng chài màu sắc sặc sỡ tung tăng bơi lượn ở bờ biển trong vùng đất trũng và khe rãnh hẹp của nham đá ven biển. Ngoài ra, các sinh vật đại dương như tôm hùm, bào ngư chín lỗ, ốc nón, cá thòi lòi v.v... với số lượng cũng cực kỳ phong phú. Do bởi ven bờ biển là dòng hải lưu Kuroshio, nước chảy xiết, sóng vỗ cao, có nhiều loài cá di trú cỡ lớn, và là nơi tuyệt nhất để câu cá biển. Hàng năm, từ tháng 02 đến tháng 04, cá buồm kết thành từng đàn; từ tháng 04 đến tháng 07 là mùa sinh sản của cá măng sữa, những chiếc bè nhựa xuyên suốt bờ biển tấp nập không ngừng, đan xen với màu xanh trong của nước biển, trở thành một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.

Gia Lạc Thủy (Hình ảnh)Gia Lạc Thủy (Hình ảnh)

 

trở lại