Bốn đảo phía Nam Bằng Hồ bao gồm Đông Tự Bình Tự, Tây Tự Bình Tự, Đông Cát Tự, Tây Cát Tự và rạn đảo xung quanh nó thuộc xã Vọng An, sắp trở thành một trong những mạng lưới thúc đẩy Công viên quốc gia kiểu hình đại dương, mọi điều kiện như nguồn tài nguyên đại dương, sinh thái rạn san hô, cảnh quan địa chất đá bazan và kiến trúc thôn làng truyền thống, đều đáp ứng phát triển du lịch sinh thái và trải nghiệm giáo dục môi trường, đồng thời gây dựng tiềm năng kho nguồn tài nguyên đại dương.
Trong đó, Đông Tự Bình Tự nằm chếch về hướng Đông phía Nam đảo Vọng An, hai hòn đảo cách nhau khoảng 10 hải lý, cảnh đẹp san hô đáy biển sặc sỡ đa dạng, lưu giữ lại Bằng Hồ Thố, nhà vườn được làm bằng đá bazan và đá rạn san hô, và kiến trúc tòa nhà Tây phương thời kỳ phồn thịnh.
Tháp Tử
Hòn đá bazan giống hình tượng Quan Công nằm bên cạnh bến tàu Đông Tự Bình Tự, do bị xói mòn bởi nước biển và phong hóa thời gian dài, khiến cho nham đá xung quanh có màu vàng đất. Ngẩng đầu nhìn lên Tháp Tử từ một bên đường, phần lưng liền kề với bến tàu, phần đáy của mặt trước chìm trong biển, hình dáng giống hệt như một bức tượng Quan Công ngồi nghiêng, oai phong nhìn ra biển bảo vệ Đông Tự Bình Tự.
Đảo Lục Liên
Bờ biển phía Nam Đông Tự Bình Tự có thể thấy được đảo Lục Liên mà người địa phương gọi là "Tứ Tử Giác", đảo Lục Liên nghĩa là miếng đất hay hòn đảo phân cách, nối liền với đảo lớn do tích lũy của các chất trầm tích. Một bên của đảo Lục Liên là nền tảng bị nước biển xói mòn, trên nền tảng trải đầy các sinh vật khu liên triều như ngao hến hoang dã, đảo Lục Liên và nền tảng bị nước biển xói mòn đều chỉ lộ ra khi thủy triều rút xuống.
Đá Ếch
"Đá Ếch" có hình giống như con ếch đang ngồi, được hình thành từ nham khối đá bazan, là cảnh quan địa chất của dung nham khi núi lửa hoạt động thời kỳ đầu và tro núi lửa nguội sau khi phun trài từ lòng đất. Hình thù dạng cột tương đối nhỏ, rõ rệt hơn so với dạng tấm, tuy bề ngoài bị phong hóa chuyển sang màu vàng đất, song tầng bên trong vẫn đen lánh và dày đặc.
Cảnh quan quản lý đá bazan
Núi (bờ Đông, Bắc) phía sau Đông Tự Bình Tự có thể thấy được cảnh quan địa chất đa dạng như rãnh bị nước biển xói mòn, hang bị nước biển xói mòn, cột bị nước biển xói mòn. Lấy tháp Kim Long làm trung tâm, cửa vòm bị nước biển xói mòn bên trái là cảnh quan địa chất đặc biệt được hình thành bởi đá bazan bị xói mòn qua nhiều năm tháng; Tháp Kim Long hướng ra biển, có thể thấy địa hình rãnh bị nước biển ăn mòn, đá bazan hai bên của tầng đá tro núi lửa chồi ra ngoài, ở giữa lún vào hình thành "vịnh Tiểu Hải", đá bazan bên phải của vịnh biển, có hai loại là dạng cột và dạng tấm do bởi thời gian dung nham phun trào và nguội đi khác nhau, tầng đá phía dưới theo hướng Nam Bắc, mạch đá đi sâu vào biển, dưới đáy là đá sỏi góc núi lửa.
Thôn làng Đông Tự Bình Tự
Địa hình và sự phát triển thôn làng của Đông Tự Bình Tự có thể chia toàn bộ đảo làm 3 khu, bao gồm khu Nam, khu Trung và khu Bắc, phòng ốc đa số là kiến trúc kiểu Mân Nam truyền thống, cảng khẩu là nơi dừng chân của thuyền đánh cá, từ trong kiến trúc tương đối cổ xưa trên đảo có thể phát hiện, dấu chân vào bờ của Tổ tiên thời kỳ đầu khá gần vịnh cảng, còn kiến trúc hiện đại được hình thành ngược hướng từ Nam ra Bắc men theo hướng tránh gió của đồi dốc, thôn xã từ tập trung đến thưa dần. Hiện tại cư dân trên đảo đa số tập trung ở phía Tây phần đất lõm giữa hai bên núi, để tiện cho việc chăm sóc lẫn nhau. Dân số thời kỳ đầu nhiều tới hơn 500 người, hiện nay chỉ còn hơn 10 người, chỉ có thể hoài tưởng thời phồn thịnh xa xưa qua những ngôi nhà cổ.
Trong thôn làng có rất nhiều nhà dân bên cạnh đều có xây miếu nhỏ gọi là "Cung Tử", nếu cư dân gặp điều không thuận lợi về nhà ở hay nghi là có ma quỷ thì có thể mời vào trong miếu nhỏ để lễ bái. Trước đây người dân trong thôn làng trước khi ra khơi bắt cá, cũng lễ bái trước miếu để cầu cho ra khơi được bình an và bội thu trở về.
Ruộng bậc thang và nhà vườn
Giữa hai mảnh đất liền Nam và Bắc của Đông Tự Bình Tự, có thể thấy được cảnh quan ruộng bậc thang hoành tráng. Do bởi Bằng Hồ từ trước đến nay luôn có gió mùa Đông Bắc, vì thế để cho các sản phẩm nông nghiệp yếu ớt vẫn có thể sinh trưởng thuận lợi và bình thường vào mua đông, duy trì sức sống bất diệt của nó, nên đã xuất hiện "nhà vườn". Nhà vườn tuy trải đầy cỏ dại do dân số thưa thớt dần, song dấu vết lốm đốm lại là ấn chứng tuyệt vời nhất của việc canh tác nông nghiệp thời xưa.
Thôn làng Đông Tự Bình Tự (Hình ảnh)
Cảnh quan địa chất đá bazan (Hình ảnh)