Nhảy đến Khu nội dung chính

:::

Giới thiệu tóm tắt các Công viên quốc gia

In Ở đằng trướcCỡ chữ:

Đài Giang

Điện thoại: (06)2842600
Fax: (06)2842505
Địa chỉ: Số 118, đại đạo Tứ Thảo, khu An Nam, thành phố Đài Nam 70955

Trang web Công viên quốc gia Đài Giang ( liên kết

Đường hầm màu xanh rừng cây đỏ Tứ Thảo - Công viên quốc gia Đài Giang (hình: Tong, Qing-Sheng) (Hình ảnh)
Đường hầm màu xanh rừng cây đỏ Tứ Thảo
- Công viên quốc gia Đài Giang
(hình: Tong, Qing-Sheng) (Hình ảnh)

Công viên quốc gia Đài Giang nằm tại phía Tây Nam của đảo Đài Loan, phạm vi kế hoạch tổng thể khu vực đất liền chủ yếu là đất ven biển thuộc sở hữu nhà nước, phía Bắc lấy bờ đê Nam cảng cá Thanh Sơn làm biên giới, phía Nam lấy bờ Nam suối Diên Thủy làm biên giới, điểm cực Tây của đảo Đài Loan (ngọn hải đăng Quốc Thánh) nằm trong phạm vi Công viên quốc gia này. Từ Bắc đến Nam toàn bộ khu vực dài khoảng 20,7 km, tổng diện tích kế hoạch 40.731,31 hecta, trong đó diện tích đất liền khoảng 5.090,21 hecta, khu vực duyên hải lấy tuyến sâu 20 mét làm phạm vi, và khu vực biển rộng khoảng 5 km, dài khoảng 54 km được hình thành bởi tuyến sâu 20 mét từ suối Diên Thủy đến đoạn phía Nam Đông Cát Tự, diện tích là 35.641,10 hecta.



Cảnh quan địa chất địa hình đặc biệt như đới nước triều, bãi cạn và đất ngập nước

Đới nước triều là một nét đặc sắc lớn của cảnh quan địa lý bờ biển và tận dụng đất của khu vực Công viên quốc gia Đài Giang, đất tự nhiên kéo dài ra biển bờ biển duyên hải Đài Nam bằng phẳng, cộng thêm sông hồ đổ ra biển từ bờ biển phía Tây, lượng cát rất lớn, hơn nữa do ảnh hưởng của địa hình và địa chất, tốc độ dòng chảy của sống khi đổ ra biển chậm lại đáng kể, lượng lớn bùn cát chảy theo tích tụ gần cửa sông, cộng thêm tác dụng của gió, thủy triều, sóng, cửa sông dần tích tụ và nâng cao ra ngoài, hình thành đới nước triều hoặc bãi cạn tự nhiên. Bãi thủy triều khu gần biển rộng lớn được hình thành tại vành đai đất gần bờ, đồng thời mặt khác đảo bãi cạn xa bờ được hình thành hàng loạt tại khu sóng vỡ, hình thành lên một cảnh quan bờ biển đặc biệt khác lạ. Đất ngập nước quan trọng trong phạm vi Công viên quốc gia Đài Giang tổng cộng có 4 nơi, bao gồm đất ngập nước cấp quốc tế: Đất ngập nước cửa suối Tăng Văn, đất ngập nước Tứ Thảo, và đất ngập nước cấp quốc gia: Đất ngập nước ruộng muối Thất Cổ, đất ngập nước cửa suối Diên Thủy.

Nguồn tài nguyên sinh vật vùng biển phong phú

Căn cứ điều tra nghiên cứu năm 1998 của Liên minh Bảo vệ Đất ngập nước Đài Loan (đất ngập nước Đài Loan 9) phát hiện, khu vực cửa suối Tăng Văn và cửa suối Lộc Nhĩ Môn, ít nhất bao gồm 205 loại vỏ sò, 240 loại cá, 49 loại cua v.v..., đủ để nói lên rằng nơi đây là khu vực quan trọng của sinh thái, và sức sinh sản của đất ngập nước cửa sông cao hơn nhiều so với ruộng điền nói chung, có đầy đủ thức ăn, thu hút các loài sinh vật hoang dã, tôm, cua, cá, ốc sinh sôi nảy nở phát triển tại đây.

Loài còng (cua biển) của đất ngập nước Tứ Thảo có 10 loại là còng viền, còng trong sạch, còng gọi phía Bắc, còng Đài Loan, còng tam giác, còng tứ giác, còng họ Đồ, còng đùi thô mắt xanh và còng rối trong sạch, còng hẹp. Còn cửa suối Diên Thủy hiện tại là khu vực duy nhất toàn Đài Loan có thể phát hiện thấy số lượng nhiều nhất của 10 loại còng này.


Nguồn tài nguyên sinh thái đất liền đa dạng

Khuôn viên Công viên quốc gia Đài Giang đa phần vốn thuộc nội hải Đài Giang, hơn 200 năm nay, do bởi bồi tích đất liền hóa dần dần được khai thác thành ruộng muối, ao nuôi cá biển và thôn làng, do bởi vị trí nằm trên tuyến đường di chuyển của cò châu Á, cứ đến mùa thu, mùa đông hàng năm đều có hàng vạn chú chim di cư quá cảnh nơi đây bay về phía Nam, hoặc lưu lại ruộng muối, ao nuôi cá biển, và qua mùa đông tại vùng đất nổi cửa sông.

Theo điều tra hàng năm của Học hội Chim muông Hoang dã thành phố Đài Nam, khu vực Công viên quốc gia Đài Giang xuất hiện gần 200 loài chim, trong đó loài chim được bảo tồn có 21 loài bao gồm cò thìa mặt đen, vùng đất dừng chân chủ yếu là cửa suối Tăng Văn, cửa suối Thất Cổ, ruộng muối Thất Cổ, cửa suối Tướng Quân, ruộng muối Bắc Môn, cửa suối Cấp Thủy, cửa suối Bát Chưởng.

Do bởi khu Công viên quốc gia Đài Giang sớm được khai thác, môi trường sống bị con người can thiệp khá nhiều, vì thế động vật có vú đa số là những động vật thường thấy ở đồng bằng, hiện tại đã biết tổng cộng phát hiện 11 loài, bao gồm động vật có vú không phải rừng sâu loại nhỏ, như dơi muỗi, chuột chù, chuột gộc v.v...

Khu Công viên quốc gia Đài Giang phát hiện tổng cộng 5 loài lưỡng cư, có cóc nhà, ếch đồng, ngóe, nhái bầu hoa, chàng hiu. Loài bò sát cũng có 5 loài, bao gồm thạch sùng vằn, thằn lằn đá, thằn lằn cỏ, rắn đuôi vằn và rắn hổ mang, trong những loài nêu trên, ếch đồng, chàng hiu, thằn lằn cỏ, rắn đuôi vằn và rắn hổ mang đều là những loài động vật hoang dã hiếm có quý giá được bảo tồn.

Khu Công viên quốc gia Đài Giang đại đa số đều là khu vực đã khai thác, rừng cây ít và hoạt động con người thường xuyên, vì thế loài động vật không xương sống trên cạn rất phổ biến, hiện tại đã biết có khoảng 26 loài đom đóm, bươm bướm, trong đó đom đóm cửa sổ Đài Loan là loài có số lượng khá nhiều trong khu vực này trong các loài đom đóm, hiện tại đã ít thấy, có thể tiến hành nuôi tái sinh tại khu vực này, quảng bá hoạt động ngắm đom đóm du lịch sinh thái tại đồng bằng.


Nguồn tài nguyên thực vật phong phú

Trong phạm vi Công viên quốc gia Đài Giang có rất nhiều loài thực vật, theo "kiểm tra giám sát môi trường khu công nghiệp công nghệ Đài Nam" của Cục Công nghiệp (2005) và điều tra của Học hội Chim muông Hoang dã thành phố Đài Nam, Học hội Chim muông Hoang dã huyện Cao Hùng, riêng khu vực Tứ Thảo đã có tới 55 họ, 151 chi, 205 loài, trong đó loài quý giá hoặc hiếm có, ngoài 4 loài cây ngập nước mặn là mắm ổi, cây trang, cây cóc vàng, đước chằng ra, còn có các loài thực vật trên cát và đất muối như muống biển hoa trắng, lan luân cỏ, cây bách sao, hếp hải nam, bạch mộc hương v.v...


Nguồn tại nguyên văn hóa lịch sử

Khu vực Đài Giang mang di tích lịch sử văn hóa di dân quá hải của người Hán, là nguồn tài nguyên văn hóa lịch sử vùng biển quan trọng, đại diện là băng qua rãnh nước đen: Đường vượt biển sang Đài Loan của người Hán xưa, văn hóa đại dương băng qua rãnh nước đen và nơi tưởng niệm lịch sử.

Lịch sử Đài Loan không thể tách khỏi văn hóa đại dương, văn hóa khai hoang mở đất di dân Đài Loan có quan hệ chặt chẽ với văn hóa lịch sử đại dương của eo biển Đài Loan. Trong đó, tuyến hàng hải Hạ Môn và Lộc Nhĩ Môn đóng vai trò mấu chốt chính về khai thác xã hội thời kỳ đầu của Đài Loan, là đường thông chính tương tác giao lưu giữa hai bờ eo biển, còn là tuyến hàng hải chính di dân sang Đài Loan của người Hán. Trong tuyến đường hàng hải lịch sử của Hạ Môn và Lộc Nhĩ Môn, Bằng Hồ không chỉ là bàn đạp giữa các tuyến đường hàng hải, mà còn là cảng tàu cập bến dừng chân quan trọng của các tàu thuyền trên suốt chuyến đi. Người Hán Đài Loan xưa kể từ thế kỷ 17, vẫn liên tiếp sang Đài Loan xây dựng gia viên. Vì thế, văn hóa hàng hải rãnh nước đen là ký ức lịch sử chung của người dân Đài Loan, còn là tượng trưng lịch sử khác thác di dân của Đài Loan.

Người Hán Đài Loan chủ yếu đến từ hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông của bờ đối diện eo biển, người Hán Đài Loan chia làm 3 nhóm lớn là Chương, Tuyền, Khách, do bởi người Tuyền Châu – Mân Nam đa số sinh sống gần biển, mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá, phơi muối, nuôi trồng, buôn bán trên biển, cho nên khi họ vượt biển sang Đài Loan, đại đa số cũng đều chọn khu vực vùng biển để cư trú, cuộc sống gắn liền với đại dương.

7000-6000 năm trước, khu vực từ Ngọc Sơn ven theo vực sông suối Tăng Văn đến Đài Nam là phạm vi sinh hoạt của người dân tộc Cou. Sau này thế hệ sau lai với người dân tộc bản địa đồng bằng Siraya - Đài Oa Loan Xã trở thành nhóm dân tộc Taivoan, còn được gọi là dân tộc đồng bằng Tứ Xã. Khoảng 300 - 400 năm trước, nhóm dân tộc Siraya chủ yếu phân bố tại vành đai bình nguyên Đài Nam, nhóm dân tộc Taivoan (dân tộc cận Siraya) phân bố tại trung du suối Tăng Văn của bình nguyên Đài Nam. Thời kỳ Hà Lan thống trị, thống kế dân số các nhóm dân tốc đồng bằng hiển thị, dân số thôn làng trên bình nguyên phía Nam có nhiều khác biệt so với các địa phương khác. Các thôn làng nằm trên bình nguyên Đài Nam như Tiêu Lũng, Ma Đậu, Tân Cảng, Loan Lý đều tương đối lớn.

Ngày 21 tháng 04 năm 1661, Trịnh Thành Công đã đem 25 nghìn người, hàng trăm chiếc tàu thuyền xuất phát từ Liệu La Loan - Kim Môn, qua Bằng Hồ, lên bờ tại Lộc Nhĩ Môn và Hòa Liêu Cảng ngoài tính toán của địch. Trước tiên đoạt lấy thành Xích Khám (hiện là thành phố Đài Nam) phòng thủ yếu kém của quân Hà Lan với binh lực chiếm ưu thế, tiếp tục vây ép thời gian dài đối với thủ phủ kiên cố thành Đài Loan (hiện là khu An Bình, thành phố Đài Nam). Trải qua cuộc chiến 9 tháng gay go, với sự ủng hộ của các di dân người Hán được cha ông hỗ trợ vượt biển đã đánh bại người Hà Lan vào năm 1662, buộc Tổng đốc thực dân Frederick Coyett ký tên đầu hàng vào ngày 01 tháng 02 năm 1662, ròi khỏi Đài Loan. Từ đó ông đã lễ tạ sông núi, ban lệnh khai hoang, xây dựng vương quốc Đông Ninh, lập thiên hạ nhà Trịnh, sở hữu lãnh thổ phía Nam Đài Loan và một phần phía Đông, thiết lập "Phủ Thừa Thiên", đổi Đài Nam thành "Đông Đô". Thôn phường hoặc khu xã của thành phố, thị trấn, huyện Đài Nam hiện nay không ít nơi đã sớm được hình thành từ 400 năm trước.

trở lại