Nhảy đến Khu nội dung chính

:::

Giới thiệu tóm tắt các Công viên quốc gia

In Ở đằng trướcCỡ chữ:

Kim Môn

Điện thoại: (082) 313-100
Fax: (082) 313-134
Địa chỉ: Số 460, đoạn 2, đường Bá Ngọc, xã Kim Ninh, huyện Kim Môn 89248

Trang web Công viên quốc gia Kim Môn ( liên kết

Công viên quốc gia Kim Môn – Sơn Hậu Trung Bảo (hình: Liao, Tong-Kun) (Hình ảnh)
Công viên quốc gia Kim Môn – Sơn Hậu Trung Bảo
(hình: Liao, Tong-Kun) (Hình ảnh)

Công viên quốc gia Kim Môn nằm tại duyên hải ven biển Mân Nam, diện tích 3.528,74 hecta, là một Công viên quốc gia chủ yếu bảo tàng văn hóa, chiến dịch, di tích lịch sử. Theo tình hình thay đổi của hai bên bờ eo biển, vai trò của trận địa tiền tuyến Kim Môn cũng vì thế chuyển đổi, năm 1992 chấm dứt chính vụ trận địa.

Khu vực Kim Môn do trải qua chiến dịch Cổ Ninh Đầu và chiến dịch 823, đã bảo vệ sự ổn định cho vùng biển Đài Loan, trong lịch sử cận đại, vai trò độc đáo và ý nghĩa lịch sử của nó, là giữ gìn bảo vệ cẩn thận di tích lịch sử chiến dịch, tài sản nhân văn và nguồn tài nguyên tự nhiên của nơi đây, đặc biệt là vào năm 1995 đã thành lập Công viên quốc gia. Công viên quốc gia Kim Môn là Công viên quốc gia thứ 6 được thành lập tại Đài Loan, phạm vi bao gồm khu vực giữa đảo Kim Môn và cục bộ góc Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc, chia riêng làm 5 khu là khu Thái Vũ Sơn, khu Cổ Ninh Đầu, khu Cổ Cương, khu Mã Sơn và khu Liệt Tự Đảo, chiếm 1/4 tổng diện tích Kim Môn.

Địa chất trong khu vực chủ yếu là đá phiến ma hoa cương, động vật hoang dã phong phú, thôn làng truyền thống và di tích chiến dịch lịch sử được lưu giữ hoàn chỉnh là nét đặc sắc chủ yếu của Công viên, cũng là một Công viên quốc gia đầu tiên trong nước chủ yếu duy trì bảo vệ di tích văn hóa lịch sử, kỷ niệm chiến dịch, kiêm bảo tồn nguồn tài nguyên tự nhiên.


Nét đẹp kiến trúc phong cách cổ kính Mân Nam

Kim Môn là một hòn đảo nhỏ ngoài biển, trước đây được thừa hưởng nền văn hóa Mân Nam xa xưa. Trong thời , cận đại, nó chịu ảnh hưởng văn hóa kiều hương, về mặt nhân văn đã lưu giữ được rất nhiều tài sản quý báu và hiếm có. Thôn làng nơi đây có nét nhỏ bé và đơn giản, lại có bố cục tinh tế nhã nhặn, lưng ngựa, giá chống, mái ngói uốn cong, tòa nhà tây dương có nét Đông Tây kết hợp, và các loại trang trí điêu khắc khác nhau, đều mang những câu chuyện thú vị.

Ngoài nét đẹp thôn làng, kiến trúc, khu vực Kim Môn còn giữ lại được di tích lịch sử hấp dẫn, phạm vi bên trong địa bàn có 11 nơi, ví dụ bảo tháp Văn Đài, biệt thự Dậu Đường họ Hoàng, phòng hiếu mẫu Khưu Lương Công v.v..., Ông Sư Tử cũng là nét tín ngưỡng địa phương tương đối đặc sắc. Những văn vật cổ đại thời Minh - Thanh cho đến nay, không chỉ chứng kiến những biến đổi hưng suy của lịch sử, mà còn lưu lại một nỗi nhớ hoài cổ người và cảnh xưa, đánh dấu nét vinh quang và kiêu hãnh của Kim Môn.


Sử tích chiến địa là nét đặc biệt nhất

Năm 1949 Chính quyền Quốc Dân Đảng rời đến Đài Loan, ngày 25 tháng 10 cùng năm, quân đội Cộng Sản tập kết vào vành đai đất liền tại Cổ Ninh Đầu, đối đầu trực diện với quân đội Quốc Dân., Trải qua 56 giờ chiến đấu lịch sử, quân đội Quốc Dân đã đẩy lùi kẻ địch, lịch sử gọi là “Đại thắng Cổ Ninh Đầu”. Ngày 23 tháng 08 năm 1958, quân Cộng Sản tiếp tục phát động nã pháo quy mô lớn vào Kim Môn, cuộc chiến kéo dài 44 ngày, đây chính là "Trận nã pháo 823" nổi tiếng, sau đó hai bên lần lượt ngày lẻ bắn ngày chẵn nghỉ, tình trạng này tiếp diễn hơn 20 năm, số lượng đạn bắn của pháo chiến lên đến gần triệu phát.

Nhu cầu trang thiết bị chuẩn bị cho chiến dịch lâu dài, khiến cho công tác phòng thủ trên đảo cần hoàn thiện, gột rửa lửa đạn, là dấu vết không thể xóa bỏ còn sót lại, ví dụ đường hầm chiến đấu dưới đất của thôn làng Quỳnh Lâm, là đường hầm xuồng Trạch Sơn được mở lối vận chuyển, nhiều cọc chống nhảy dù không quân, tòa nhà tây dương Bắc Sơn mang đầy vết đạn v.v... Theo sự thay đổi thời cục, sử tích có liên quan của chiến dịch và các trang thiết bị quân sự, từng thứ đều đã được liệt kê vào khu vực bảo tàng của Công viên quốc gia, du khách có thể đi theo dấu vết này, hiểu được diện mạo lịch sử được thể hiện dưới mạnh vụn khói lửa chiến tranh.


Địa chất đa số là đá hoa cương hoặc tầng sét đất đỏ

Địa chất khu vực Kim Môn thuộc đoạn giữa vành đai đá biến chất của Mân Đông, có đặc chưng tính đá gần với khu vực duyên hải Phúc Kiến lân cận, tầng đá nền tảng chủ yếu là đá phiến ma hoa cương phân bố rộng rãi, khu vực cục bộ thì có đá hỗn hợp và đá hoa cương. Nói chung, địa chất của đảo Kim Môn đơn thuần, chia đảo Kim Môn thành hai nửa Đông và Tây theo vành đai Nghĩa Nhất – Quỳnh Lâm, phần nửa Đông có lượng lớn đá phiến ma hoa cương rõ rệt, phần nửa Tây với chủ thể tầng đất sét đỏ.

Kim Môn trong khuôn viên và hệ Liệt Tự thuộc đảo biển nhỏ phụ nhiệt đới, địa hình được hình thành bởi dốc nghiêng lâu năm, nền đất sét đỏ, đất thấp bờ biển; Bề ngoài tổng thể là nền đất thấp lùn bao quanh đồi dốc đá hoa cương trên nền đất lồi lên, điểm cao nhất là độ cao Thái Vũ Sơn chỉ 253 mét. Nền đất sét đỏ phần nửa Tây, mặt đất đa số được lưu giữ hoàn chỉnh, nhưng cục bộ do bị cắt thành địa hình xấu. Do bởi hình thái nước mưa nên có mùa rõ rệt, cộng thêm với dòng suối trên đảo thiếu lưu lượng cơ bản, khiến cho mặt nền đất phân bố những khe suối khô cạn, trong đó một phần khe rãnh là sản vật hoạt động của loài người trong lịch sử.


Mật độ chim muông hàng đầu toàn Đài Loan

Được quản lý bảo hộ giới nghiêm và chính vụ chiến địa trước đây, khu vực Kim Môn vẫn giữ lại được rất nhiều cảnh quan tự nhiên nguyên thủy. Trong thời kỳ quân quản, để đáp ứng nhu cầu ngụy trang và ngăn chặn, kế hoạch tạo rừng khôi phục nâng cấp, đã dần dần tạo lên diện mạo xanh mướt rậm rạp trên toàn đảo, cũng vì thế mà được đặt cái tên tươi đẹp là "Công viên màu xanh trên biển".

Thực vật nguyên sinh của Kim Môn có khoảng hơn 400 loài, rất ít bị người can thiệp vào bờ biển, đất ngập nước, đã phát triển thành sinh thái khu liên triều đa dạng phong phú, trong đó "sam" hóa thạch sống nổi tiếng nhất, chúng sinh tồn trên địa cầu đã năm 300 triệu năm, những năm gần đây số lượng giảm đáng kể, là động vật được bảo tồn cần được coi trọng. 

Kim Môn càng thu hút sự quan tâm là những vị khách quý bay lượn trên bầu trời, trong khuôn viên có hơn 280 loài chim, mật độ đứng hàng đầu toàn Đài Loan, trong đó chích chòe than, bói cá nhỏ mà Đài Loan chưa phát hiện thấy, đầu rìu, quạ khoang, sả đầu nâu cũng rất ít thấy ở Đài Loan, ngoài ra, khu vực này cũng là nơi quá cảnh của loài chim di cư, loài chim di cư như chim cốc trú đông thành bày đàn, là một đặc điểm lớn vào mùa đông tại Công viên quốc gia Kim Môn.

Sau khi kết thúc chiến tranh, những lỗ lõm của lỗ đạn có phải vẫn cón giữ lại ký ức của khói đạn xưa? Sử tích chiến địa độc hữu của Kim Môn, vùi sâu trong thổ nhưỡng đá hoa cương, xuyên thấu vào trong những kiến trúc phong cách cổ kính Mân Nam. Vị trí địa lý đặc biệt, khiến cho Kim Môn trở thành phòng tuyến hàng đầu bảo vệ an toàn cho Bằng Hồ - Đài Loan, di tích lịch sử không thể xóa mờ để lại sau nhiều chiến dịch thê thảm, như chiến dịch Cổ Ninh Đầu, tòa nhà tây dương Bắc Sơn, đường hầm dưới đất, cột chống không quân nhảy dù, cột chống lên bờ, Trạm quan sát Mã Sơn và Trạm phát thanh v.v..., phong cảnh chiến địa, khiến cho Công viên quốc gia Kim Môn cho dù quy mô nhỏ bé, nhưng vẫn đặc biệt hơn so với các Công viên quốc gia khác.

Nguồn tài nguyên tự nhiên, nguồn tài nguyên chim muông phong phú, là một bảo tàng khác của Công viên quốc gia Kim Môn, có rất nhiều loài chim không thấy ở Đài Loan, ẩn mình trong rừng gỗ sồi, mùa thu hàng năm đến cuối xuân năm sau, có thể thấy được lượng lớn bày chim di cư tập trung bên hồ sinh sống và tìm kiếm thức ăn, cấu thành bức tranh tự nhiên hữu tình nên thơ. Tuy gai sắt pháo đài vẫn còn, nhưng sau khi Kim Môn gỡ bỏ khiên giáp được vũ khí, dọn sách từng lỗ từng đạn trong gió biển hiền hòa, mùi vị khói đạn cũng đã dần dần tiêu tan, thời đại chiến tranh ác liệt đạn bay như mưa, hiện đã được thay thế bằng Công viên quốc gia tĩnh lặng hòa bình.

trở lại