Nhảy đến Khu nội dung chính

:::

Giới thiệu tóm tắt các Công viên quốc gia

In Ở đằng trướcCỡ chữ:

Khẩn Đinh Công viên quốc gia

Điện thoại:(08)8861321-4
Fax:(08)8861443
Địa chỉ: Số 596, đường Khẩn Đinh, thị trấn Hằng Xuân, huyện Bình Đông 94644
Trang web Công viên quốc gia Khẩn Đinh

컨딩 국가공원-조간대의 아름다움(쑤화위 촬영)(사진)
Công viên quốc gia Khẩn Đinh – Nét đẹp khu liên triều
(hình: Su, Hua-Yu) (Hình ảnh)

Công viên quốc gia Khẩn Đinh nằm ở phía Bắc bán đảo Hằng Xuân, đồng thời diện tích bao gồm khu vực đất liền và khu vực biển tổng cộng 32.570,14 hecta, được thành lập vào tháng 01 năm 1984, là Công viên quốc gia đầu tiên của Đài Loan. Vị trí của nó ba mặt giáp biển, mặt Đông giáp Thái Bình Dương, bờ Nam giáp eo biển Ba Sỹ, phía Tây giáp eo biển Đài Loan, mặt Bắc nối với đồng bằng thung lũng Hằng Xuân, núi Tam Đài, phố thị Mãn Châu, suối Cảng Khẩu, suối Cửu Bằng. Chiều dài từ Nam ra Bắc khoảng 24 km, chiều rộng từ Đông sang Tây khoảng 24 km.

Tuyến bờ biển đặc sắc nhất của Công viên quốc gia Khẩn Đinh, luôn là thánh địa du lịch được yêu thích nhất của người dân trong nước, do bởi hoạt động vỏ trái đất hàng triệu năm nay, khiến cho đất liền và đại dương giao thoa sâu rộng, tạo nên cảnh quan địa lý kỳ lạ cho khu vực này, thế giới dưới mặt biển càng lộng lẫy sặc sỡ hơn nữa, nhiều giống cá đa dạng, san hô đa sắc thái, cũng là nét đặc sắc mang tính đại diện. Về mặt sinh thái, khí hậu nhiệt đới nuôi dưỡng nhiều loài thực vật nhiệt đới, bờ biển tràn đầy sức sống. Hàng năm từ thu chuyển sang đông, rất nhiều loài chim di cư quá cảnh, cũng khiến cho nơi đây trở thành thánh địa ngắm chim nổi tiếng. Ngoài ra, nơi đây còn phát hiện nhiều di tích tiền sử và di chỉ văn hóa dân tộc bản địa, càng là tài sản nhân văn vô giá của nơi này.

Hoạt động vỏ trái đất tạo nên địa mạo phong phú

Tuyến bờ biển của Công viên quốc gia Khẩn Đinh kéo dài khoảng 70 km, chịu ảnh hưởng nâng cao, sụt lún, nếp gấp, nứt rời và hải lưu, thủy triều, phong hóa của vỏ trái đất, hình thành diện mạo lộng lẫy đa dạng. Địa hình bờ biển nổi tiếng như bờ biển cát mịn, bờ biển rạn san hô, bờ biển nham thạch, vực lở, nét đẹp giao thoa giữa mịn màng và thô nhám, rất khác so với những nơi khác của Đài Loan. Ngoài địa hình bờ biển thay đổi đa dạng ra, cảnh quan địa hình đất liền cũng vô cùng phong phú, như đất nền đá vôi rạn san hô, đỉnh núi cô lập, lưu vực giữa núi, cửa sông đập hồ v.v... cụ thể vi mô mà lại tinh tế phong phú, là điểm mê hoặc lòng người nhất của Công viên quốc gia Khẩn Đinh, những cảnh quan này không chỉ ghi lại lịch sử hoạt động vỏ trái đất nâng lên, lún xuống của bán đảo Hằng Xuân, mà còn cấu thành từng bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.

Hình dạng rừng nhiệt đới chỉ thấy tại Đài Loan

Công viên quốc gia Khẩn Đinh thuộc khí hậu nhiệt đới, mùa hè kéo dài, và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi gió mùa, đặc biệt là gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 03 năm sau, dưới hiệu ứng địa hình khu vực, đã hình thành nên "cơn gió Lạc Sơn" (gió cuốn xuống dốc) vô cùng nổi tiếng. Khí hậu đặc biệt đã ấp ủ nuôi dưỡng hình dạn rừng sâu phong phú, rừng nhiệt đới và rừng gió mùa tại đây khá phát triển, có rất nhiều chủng loại thực vật: Vành đai từ hòn đá Cánh Buồm cho đến vịnh Hương Tiêu, rừng bờ biển nhiệt đới duy nhất tại Đài Loan phân bố các chủng loại thực vật đặc biệt, như bàng vuông, liên diệp đồng, mù u v.v... Rời khởi bờ biển đi về phía bên núi, hình dạng rừng nhiệt đới cộng thêm rạn san hô trên cao, dựng nên một phong cảnh rậm rạp thần bí khác biệt, rừng nguyên thủy rạn san hô đặc hữu của Khẩn Đinh đáng để đi sâu vào cảm nhận. Rừng gió mùa xuất hiện tại khu núi Nam Nhân, bị ảnh hưởng bởi gió mùa, độ dốc nước và phân bố vĩ độ, hình dạng rừng sâu chỉ thấy ở Đài Loan, được liệt kê làm khu bảo vệ sinh thái bởi tính chất quý giá và đặc thù của nó.

Thánh địa trú đông và bay về làm tổ của loài chim di trú

Bán đảo Hằng Xuân có vị trí tại cực Nam của Đài Loan, do bởi độ cao tự nhiên, và có rừng cây, sông ngòi che lấp, nơi đây trở thành lạc viên quá cảnh, trú đông của rất nhiều chim di trú. Hàng năm khi ó Trung Quốc và diều Ấn Độ tập kết quá cảnh với số lượng lớn, đều thu hút hàng chục nghìn du khách đến khu vực này, khiến nơi đây trở thành hội sự kiện ngắm chim hàng năm. Những loài chim khác như diệc bạch, bách thanh, vịt trời cũng di cư theo hướng gió mùa với số lượng khá lớn. Thời kỳ đầu thành lập Công viên quốc gia Khẩn Đinh, quan niệm bảo tồn chưa mở rộng, cư dân từng săn bắt lượng lớn bách thanh và chim ưng, sau đó Đội cảnh sát Công viên quốc gia liên tục nghiêm cấm và khuyên răn thuyết phục, đàn chim di trú trong khuôn viên đã được bảo vệ nghiêm ngặt. Loài chim cư trú trong khu vực cũng có nét tương đối đặc biệt, loài đặc hữu như cành cạch Đài Loan và họa mi Đài Loan, loài bảo tồn như diều hoa Miến Điện, ưng ngỗng mào đều có thể thấy được khá phổ biến.

Loài cá chiếm tỷ lệ cao 1/20 tổng số trên toàn thế giới

Do bởi ảnh hưởng của hải lưu kuroshio, làn nước trong vắt, nhiệt độ nước vừa phải, đã ấp ủ nuôi dưỡng nguồn tài nguyên đại dương phong phú, có 1.176 loài cá được phát hiện tại vùng biển nơi đây, chiếm gần 1/20 tổng số trên thế giới, san hô là nhân vật chính của hệ inh thái đại dương Khẩn Đinh, cung cấp môi trường sống quan trọng cho rất nhiều loài sinh vật cá, tôm, cua, sò ốc v.v..., riêng loài san hô đá đã hơn 250 loại, cộng với các loại hình thái san hô mềm khác, đã vẽ nên một bức tranh thế giới đáy biển sặc sỡ đua nhau khoe sắc. Ngoài ra, những người bạn của san hô và cá, là các loài tảo bẹ, sò ốc, động vật chân đốt, động vật thân mềm và động vật không cuống, tạo thành hệ sinh thái khu liên triều lộng lẫy theo tiết tấu của thủy triều dâng lên và rút xuống.

Di chỉ thời tiền sử kể về lịch sử nhân văn

Trong Công viên hiện tại phát hiện thấy 70 di chỉ tiền sử, trong đó mang tính đại diện nhất đó là di chỉ tiền sử Khẩn Đinh và di chỉ tiền sử Nga Loan Tị. Di chỉ Khẩn Đinh nằm tại phía Đông suối Thạch Ngưu, có lịch sử cách đây 4.000 năm, di vật bao gồm đồ gốm văn thừng mịn của thời đại đồ đá mới; Di chỉ Nga Loan Tị thì nằm trên dốc thoải mặt Tây Bắc của ngọn hải đăng Nga Loan Tị, đại diện văn vật là văn hóa tiền gốm của thời kỳ đồ đá cũ và văn hóa gốm văn thừng mịn của thời đại đồ đá mới.

Đối với lịch sử cận đại mà nói, người dân tộc bản địa tại khu vực này chủ yếu là người dân tộc Payuan, chủ yếu là nông nghiệp ruộng khô đất núi, ngoài ra người dân tộc Amis cư trú tại bờ biển và đồng bằng, sau này thì có người dân tộc Siraya và Makatao là dân tộc bản địa đồng bằng di cư vào. Còn việc định cư của người Hán, thì có thể tính ngược về thời điểm sau khi vua Trịnh Thành Công chuyền đến Đài Loan năm 1661, di cư về hướng Nam Truân, lên bờ từ Xa Thành ngày nay, khai khẩn đất hoang, xây dựng ổn định nền tảng văn hóa dân tộc Hán. Với sự di cư của nhiều nhóm người như người dân tộc bản địa, người dân tộc Hán, đã đem lại sự kích thích văn hóa cho khu vực này trong một thời kỳ dài, và bởi sự dung hòa giữa giao lưu và chiều sâu, đã tăng thêm tính phong phú cho lịch sử nhân văn nơi đây.

Công viên quốc gia Khẩn Đinh là không gian lập thể tuyệt đẹp xuyên suốt từ trên không cho đến đại dương, lại cũng xuyên suốt trời đất nhân văn từ cổ chí kim, là mảnh đất lạc viên cho loài chim di trú quá cảnh trú đông. Tại đây có rừng sâu nhiệt đới chỉ thấy tại Đài Loan, đá rạn san hô to thô gồ ghề được ấp ủ nuôi dưỡng bởi đại dương ấm áp, hoạt động của vỏ trái đất nâng cao thành đất liền, đã chứng kiến truyền thuyết tươi đẹp "biển xanh hóa nương dâu". Thế hệ sau của san hô vẫn đang sinh sôi nảy nở trong lòng đại dương, bảo vệ cho những đàn cá, tôm, cua, ốc. Thế giới đáy biển tươi đẹp kỳ diệu này đã luôn ở bên cạnh người dân chài Khẩn Đinh từ thời xa xưa, người tiền gốm thời kỳ đồ đá, người dân tộc Payuan, người Hán đã dệt nên không gian vũ trụ nhỏ phong phú.

Công viên quốc gia Khẩn Đinh hiện tại thiết lập 5 khu vực bảo tồn sinh thái đất liền, bao gồm vịnh Hương Tiêu, núi Nam Nhân, đảo Cát, hầm Long Khanh và rạn san hô trên cao Xã Đỉnh; 4 khu vực bảo tồn sinh thái vùng biển, nằm tại vùng biển phía Tây và phía Nam, 9 khu vực sinh thái này lưu giữ môi trường nguyên thủy, cũng hiện rõ lòng quyết tâm cũng như thành quả gặt hái được về việc bảo tồn của Công viên quốc gia. Quan sát xung quanh Công viên quốc gia "thâm niên" nhất này của Đài Loan, diện mạo đẹp kỳ diệu, động thực vật phong phú mỹ miều, nền nhân văn toát ra nét sán lạn tươi chói, khiến cho Khẩn Đinh tại song giáp cực Nam Đài Loan như đeo trên mình một chiếc vương miện, gắn đầy những bảo thạch vĩnh viễn không bao giờ phai màu, lấp lánh ánh hào quang khiến ta phải trầm trồ tán thưởng.

trở lại