Nhảy đến Khu nội dung chính

Công viên quốc gia Đài Loan


:::

Loài chim Đài Giang và du lịch sinh thái đầy màu sắc tại khu liên triều


Đất ngập nước cửa suối Diên Thủy→ Đất ngập nước Tứ Thảo→Khu bảo tồn động vật hoang dã Tứ Thảo →Bục ngắm chim cò thìa mặt đen.

Đất ngập nước cửa suối Diên Thủy

Đất ngập nước này nằm tại cửa suối Diên Thủy chảy ra biển, phía Bắc kề sát với khu A2 đất ngập nước Tứ Thảo, kể từ đê Đại Bài Bắc suối Diên Thủy; phía Nam cho tới hết bờ đê An Bình; phía Đông lấy tuyến Đài 17 đường tỉnh và cầu Quan Hải - Đại Cảng làm biên giới; phía Tây là khu vực từ vùng biển đến tuyến sâu 6 mét. Tổng diện tích là 635 hecta.

Những năm gần đây, cò ngàng vừa sinh sôi tại khu vực ven biển Tây Nam - Đài Loan, và tổ chức thành nhóm động vật mới; Tại khu rừng cây đỏ của cửa suối Diên Thủy, thành phố Đài Nam, cũng đã phát hiện thấy hiện tượng làm tổ của cò ngàng lớn và cò ngàng vừa. Ngoài ra, cuốn Tạp chí học thuật số 58 Viện bảo tàng Đài Loan từng đưa tin đã thu thập được ngao cánh hoa Đài Loan tại cửa suối này là một loài hai mảnh vỏ mới.

Nguồn tài nguyên sinh thái trong khuôn viên, chủng loại có nguy cơ bị tuyệt chủng: Hạc trắng Á Đông, cò thìa mặt đen; Chủng loại quý hiếm: Ưng đầm lầy Á-Âu, ó cá, cắt lưng hung, nhàn nhỏ, họa mi; Chủng loại cần được bảo tồn: Bách thanh nâu, lan luân cỏ.

Đất ngập nước cửa suối Diên Thủy (Hình ảnh)Đất ngập nước cửa suối Diên Thủy (Hình ảnh)

Đất ngập nước Tứ Thảo

Là đất ngập nước cấp quốc tế, nằm giữa suối Tăng Văn, suối Lộc Nhĩ Môn, suối Diên Thủy và vùng hợp lưu Đại Bài – Gia Nam, phía Tây Nam tuyến Đài 17 đường tỉnh, bị khu công nghiệp công nghệ Đài Nam chia làm 3 phần. Hơn 300 năm trước, đất ngập nước Tứ Thảo là vốn là Bắc Sán Vĩ và Nam Sán của cực Nam nội hải Đài Giang. Năm 1823, lượng mưa như trút nước của bão lớn gây ngập lụt, suối Tăng Văn đổi tuyến đường, dội xuống một lượng lớn bùn cát từ khu thượng lưu, khiến cho nội hải Đài Giang tích lũy hình thành một vùng đất bãi triều mới, đồng thời chia nội hải Đài Giang thành 3 đầm phá nước mặn lớn, đó là hồ Côn Thân, hồ Tứ Thảo và đầm phá Thất Cổ.

Nguồn tài nguyên sinh thái trong khuôn viên, chủng loại có nguy cơ bị tuyệt chủng: Cò thìa mặt đen, hạc trắng Á Đông, choắt lớn mỏ vàng, cắt lớn, cú lợn đồng cỏ châu Phi; Chủng loại quý hiếm: Nhàn nhỏ, nhàn mào, cò trắng, hạc đen, cò thìa Á-Âu, vịt mặt hoa, ưng bụng hung, ó Trung Quốc, diều Ấn Độ, ưng ngỗng mào, ưng đầm lầy Á-Âu, ó cá, cắt lưng hung, cú lửa; Chủng loại cần được bảo tồn: Choắt chân màng lớn, dô nách nâu, bách thanh nâu, choi choi cổ khoang, cà kheo cánh đen.

Đất ngập nước Tứ Thảo (Hình ảnh)Đất ngập nước Tứ Thảo (Hình ảnh)

Khu bảo tồn động vật hoang dã Tứ Thảo

Chính quyền thành phố Đài Nam thông báo quy hoạch lô đất 515,1 hecta xung quanh khu công nghiệp công nghệ Đài Nam thành "khu bảo tồn động vật hoang dã Tứ Thảo", dùng để bảo tồn môi trường sinh thái và động vật tại khu vực Đài Nam. Khu chăn nuôi phía Bắc, khu Đông có diện tích 50 hecta; Khu Bắc Ngạn, cửa sông suối Diên Thủy, phía Nam khu Đông có diện tích 335,1 hecta; Khu Tây Ngạn, cửa sông suối Lộc Nhĩ Môn, khu Tây có diện tích 130 hecta. Hàng năm có rất nhiều đàn chim di trú tới đây trú đông hoặc làm trạm dừng chân khi di rời về phía Nam của đàn chim di trú, tới đây bổ sung thức ăn, là vùng đất sinh sống quan trọng cho loài chim di trú từ châu Á sang châu Úc; Từ tháng 05 đến tháng 06 hàng năm, cà kheo cánh đen tới đây sinh sôi nảy nở, là vùng đất sinh sôi trưởng thành lớn nhất dành cho cà kheo cánh đen sinh sôi phát triển tại Đài Loan.

Khu bảo tồn động vật hoang dã Tứ Thảo (Hình ảnh)Khu bảo tồn động vật hoang dã Tứ Thảo (Hình ảnh)

Bục ngắm chim cò thìa mặt đen

Cò thìa mặt đen là loài chim có nguy có tuyệt chủng trên toàn thế giới, tổng số lượng không quá 3000 con, khu vực Đài Giang hiện tại là vùng môi trường sống trú đông với số lượng cò thìa mặt đen lớn nhất toàn thế giới, số lượng lớn nhất trú đông trong những năm gần đây hầu hết đều trên 1000 con. Mùa xuân thường xuyên quay về phía Bắc tìm kiếm thức ăn, đôi lúc xuất hiện ở mực nước thích hợp trong ao nuôi cá trên đất lưu canh bên đường. Chúng ưa hoạt động vào ban đêm, còn ban ngày tập trung thành đàn nghỉ ngơi trên bãi đất bờ biển hoặc ao nuôi cá rộng rãi không bị quấy rối. Phần cổ duỗi thẳng khi bay, tư thế nho nhã, được gọi là "vũ công mặt đen". Đa số tập trung thành nhóm nhỏ bắt mồi khi kiếm ăn, hơi mở rộng miệng nhúng vào trong nước lắc qua lắc lại tìm mồi, bắt cá và tôm loại nhỏ.

Hàng năm cứ tới mùa đông, khu nghỉ chân bục ngắm chim cò thìa mặt đen sẽ mở cửa cho du khách vào trong ngắm chim, trong khu nghỉ chân có cung cấp kính viễn vọng bội số cao và máy ảnh chụp hình, ngoài việc phục vụ cho người dân ngắm chim tại chỗ ra, còn có thể lập tức tải hình ảnh vừa chụp được lên mạng.

Khu bảo vệ sinh thái cò thìa mặt đen

Khu bảo tồn nằm tại lô đất thuộc sở hữu của huyện trong đê biển mới cũ Thất Cổ, có diện tích khoảng 300 hecta, phía Bắc từ tuyến đỉnh đê cũ làm biên giới, phía Nam đến phạm vi đất dùng kế hoạch quản lý đường thủy sông ngòi, phía Tây trong vòng tuyến khu vực bờ đê biển, phía Đông là ranh giới thiên nhiên của đê ao nuôi cá phía Đông về phía Nam trong phạm vi đất dùng kế hoạch quản lý đường thủy sông ngòi.

Khu vực này có hệ sinh thái cửa sông đa dạng, thu hút lượng lớn đàn chim di trú dừng chân làm tổ và tìm mồi. Hàng năm đến cuối tháng 09, cò thìa mặt đen liên tục từ phía Bắc bay đến làm tổ trú đông, đến tháng 03 năm sau lại liên tục rời khỏi cửa suối và bay về phía Bắc.

Khu bảo vệ sinh thái cò thìa mặt đen (Hình ảnh)Khu bảo vệ sinh thái cò thìa mặt đen (Hình ảnh)