Nhảy đến Khu nội dung chính

Công viên quốc gia Đài Loan


:::

Bốn đảo phía Nam Bằng hồ

Điện thoại: +886-(7)-3601898

Địa chỉ: Số 24, đường Đức Dân, khu Nam Tử, thành phố Cao Hùng 81157

Trang web Công viên quốc gia Đại Dương( liên kết

Công viên quốc gia bốn đảo phía Nam Bằng Hồ - Ngọn hải đăng Đông Cát Tự (hình: Chen, Kuan-Ting) (Hình ảnh)
Công viên quốc gia bốn đảo phía Nam Bằng Hồ
- Ngọn hải đăng Đông Cát Tự
(hình: Chen, Kuan-Ting) (Hình ảnh)

Môi trường địa lý

Bốn đảo phía Nam Bằng Hồ nằm ở phía Nam Bằng Hồ là Đông Tự Bình Tự, Tây Tự Bình Tự, Đông Cát Tự, Tây Cát Tự được gọi chung thành bốn đảo phía Nam Bằng Hồ, có vị trí tại khoảng 119°30' đến 119°41' kinh Đông, 23°14' đến 23°16' vĩ Bắc, ngoài 4 hòn đảo chính có diện tích lớn ra, còn có các đảo san hô kèm theo xung quanh như Đầu Cân, Thiết Châm, Chung Tử, Chư Mẫu Tiêu, Sừ Đầu Tự v.v...

Bốn đảo phía Nam độc lập thế giới, thêm vào đó là chịu sự ảnh hưởng khó bổ sung cung cấp vật tư do chuyển đổi kết cấu công nghiệp và giao thông bất tiện trong hàng chục năm gần đây, dân số dần dần di cư sang vùng khác, trên đảo hiện nay ngoài cư dân thiểu số ra, ngày thường rất ít du khách đến du lịch.

 Bốn đảo phía Nam chưa bị khai thác quá mức, bất luận nguồn tài nguyên là sinh thái tự nhiên, cảnh quan địa chất hay sử tích nhân văn, đều giữ được diện mạo thiên nhiên như thời nguyên thủy, ít ô nhiễm, nhất là các rạn san hô tỷ lệ che lấp lưu vực biển gần đó rất cao càng là tài sản quý giá của đại dương. Môi trường sinh thái đa dạng phong phú của bốn đảo phía Nam đáng để du khách tới trải nghiệm.

Đông Tự Bình Tự 

Đông Tự Bình Tự nằm tại phía Nam hơi chếch sang Đông xã Vọng An, huyện Bằng Hồ, 119°30'59,41'' kinh Đông và 23°15'36,67'' vĩ Bắc, diện tích khoảng 0,48 km2, điểm cao nhất cách mực nước biển 61 mét, địa hình đỉnh núi phẳng vách đá dựng đứng đá bazan bao quanh, các khớp nối cột đá bazan trên đảo rất phát triển, đây cũng là địa tầng khá trẻ trong quần đào Bằng Hồ. Đông Tự Bình Tự được hình thành bởi 2 mảng đất liền, do đó hình thành vùng 2 đất cao Nam và Bắc, vùng đất liền phía Bắc từ trước đã trồng trọt nhiều nông sản, do đó có rất nhiều cảnh quan nhà vườn, còn có ruộng bậc thang được xây dựng theo địa thế. Địa thế đất liền ở giữa Nam Sơn và Bắc Sơn bằng phẳng và thấp thì là khu vực tập trung thôn làng Đông Tự Bình Tự. Các căn nhà trong thôn làng nằm lưa thưa nhau ở đoạn phía Nam, tọa lạc chủ yếu tại vùng bụng dài hẹp gần biển phía Đông của đảo, từ cảng khẩu và miếu thôn cung Trì Phủ, kéo dài từ Nam ra Bắc, hình thức thôn làng hiện lên thành hình dải dây.

 

Tây Tự Bình Tự

Tây Tự Bình Tự nằm tại phía Tây Bắc của Đông Tự Bình Tự, 119°30'26,60'' kinh Đông và 23°16'12,14'' vĩ Bắc, diện tích khoảng 0,3477 km2, điểm cao nhất cách mực nước biển 42 mét, địa hình đỉnh núi phẳng hình tứ giác, do không thể xây dựng cảng khẩu, chỉ có một bến tàu đặt tại phía Đông Nam của đảo. Do bởi địa hình khiến cho kiến trúc thôn làng không thể tập trung tại cảng khẩu, vì thế chọn nơi bằng phẳng trên đỉnh đồi để định cư phát triển, thôn làng nằm trên nền tảng giữa đảo, hình thành một nét đặc sắc nhân văn và cảnh quan đặt biệt khác lạ.

Địa thế của Tây Tự Bình Tự hơi cao về phía Đông Nam, bốn phía đa số là vực do nước biển ăn mòn và bãi sỏi, đi thuyền trên biển có thể ngắm rõ cảnh quan vực biển bốn phía bao quanh. Trên đảo không có vật che cao lớn, ngẩng đầu là có thể thấy được ngay cả một bầu trời xanh thênh thang, thỉnh thoảng lại thấy đàn chim di cư bay lượn trên không trung, không khí nơi đây thật nhàn nhã.

 

Đông Cát Tự

Đông Cát Tự nằm tại phía Đông Nam xã Vọng An, 119°40'18,79'' kinh Đông, 23°15'21,09'' vĩ Bắc, diện tích 1,7712 km2, điểm cao nhất cách mực nước biển khoảng 47 mét. Đông Cát Tự đảo núi đỉnh bằng phằng có diện tích lớn nhất trong bốn đảo phía Nam, thuộc địa thế yên ngựa, hai đầu Nam Bắc cao, phần giữa thấp, điểm cao nhất hai đầu Nam Bắc có khoảng 50 mét, nơi thấp ở giữa là khu tập trung thôn làng chủ yếu, vị trí thôn làng hiện tại là đáy biển trước đây, do đất liên nâng cao dần, cho nên người dân cũng dần cư trú cạnh bến cảng hiện nay, phần dốc tập trung tại hai phía Nam Bắc. Do vị trí đảo gần sát Đài Loan (Đài Nam), hành trình chỉ khoảng 2 tiếng 30 phút, trước đây việc đánh bắt cá trên đảo đa số vận chuyển tiêu thụ tại Đài Nam, đồ dùng sinh hoạt thường nhật trên đảo cũng thu mua từ Đài Nam. Do tiếp xúc văn hóa Phủ Thành trong thời gian dài, phụ nữ trên đảo mặc váy, thoa phấn, trang điểm thời trang hơn phụ nữ Bằng Hồ, cho nên Bằng Hồ có một câu tục ngữ "phụ nữ Đông Cát, đàn ông Tây Cát", nói rõ hình ảnh phong phú của Đông Cát Tự thời bấy giờ.

 

Tây Cát Tự

Tây Cát Tự nằm ở phía Tây của Đông Cát Tự, địa hình Bắc cao Nam thấp, thuộc đị hình đỉnh núi bằng phẳng, chỗ dốc tập trung tại phía Bắc của đảo.

Nằm tại vị trí 119°36'56,23'' kinh Đông, 23°14'56,40'' vĩ Bắc, diện tích 0,89 km2, điểm cao nhất cách mực nước biển khoảng 23 mét. Bờ biển phần nửa Bắc đa số là vực biển, cảnh quan đá bazan tráng lệ, phía dưới cùng có rất nhiều nền tảng bị nước biển ăn mòn, mỗi khi mùa đông về, là một trong những khu vực sản xuất rau rong biển chủ yếu trong các đảo phía Nam Bằng Hồ. Bờ biển phía Đông Nam có nhiều đá rạn, một phần hình thành bãi sỏi cát từ san hô và mảnh vụn đá bazan, trước đây thôn làng chủ yếu phân bố dưới chân núi Yên Đôn và đoạn Đông Nam của đảo kéo dài tới gần bờ biển, cảng khẩu cũng đặt vị trí tại đây. Tây Cát Tự là một hòn đảo thần bí lạc lõng, bị lãng quên, nó chỉ cách Đông Cát Tự phồn vinh một thời bởi một đường biển, nhưng lại có thế giới hoàn toàn khác biệt. Do bởi trên đảo không có bến thuyền để tàu bè cập bến, thêm vào đó tổng thể môi trường khắc nghiệt không có lợi cho việc sinh sống, Tây Cát Tự từ năm 1978 Chính phủ đã chỉ đạo di rời thông làng, ngày 29 tháng 06 năm 1992 sửa đổi Luật Hộ tịch hủy bỏ đăng ký Hộ tịch tại khu vực này, bởi vậy hiện tại Tây Cát Tự không có người cư trú trên đảo, chỉ để lại dấu vết thôn làng trước kia, lộ rõ cảm giác cô độc hoang vắng trống trải giữa biển cả mênh mông.

 

Đảo xung quanh – Đầu Cân 

Đầu Cân nằm trên 119°30'06,04'' kinh Đông, 23°17'23,25'' vĩ Bắc, thuộc tầng nham mảnh vụn núi lửa, khu rạn sam hô nham đá hiện lên tính nham hai màu rõ ràng là màu đen và màu vàng, với đá bazan hình trụ màu đen sậm và đá sỏi góc núi lửa màu vàng nâu riêng biệt. Ngắm nhìn ra xa từ mặt biển phía Bắc, hòn đảo nhỏ này có hình như khăn buộc đầu của cổ nhân, nên lấy tên là Đầu Cân. Trên đảo có thể thấy được mạch nham đá bazan che lấp trên đá sỏi góc núi lửa nghiêng dốc, cột bị nước biển ăn mòn tách nhau do triều biển chảy vào ăn mòn, và các cảnh quan địa chất phong phú như hố Ấm Trà hình thành do tác dụng ăn mòn, hiện tại đã được đánh dấu làm khu lưu giữ tự nhiên đá bazan biển phía Nam Bằng Hồ. Rạn đá san hô bốn phía và đánh bắt cá theo triều nước biển, khiến cho Đầu Cân trở thành thiên đường sinh sôi nảy nở của chim nhạn biển khi mùa hè tới.

 

Đảo xung quanh – Thiết Châm

Thiết Châm nằm giữa Đầu Cân và Tây Tự Bình Tự, được hình thành từ đá sỏi góc núi lửa, có vị trí tại 119°30'09,01'' kinh Đông, 23°16'34,69'' vĩ Bắc. Từ trên biển có thể thấy được cột bị nước biển ăn mòn với một lớn một nhỏ, cột bị nước biển ăn mòn lớn hơn có thể thấy rõ được lớp nghiêng dốc; Quan sát từ một góc độ nào đó, giống hình đầu cô gái, do đó đặt tên là Đầu nữ vương; Vào mùa xuân hạ, đây là nơi chim nhạn biển di cư và sinh sôi, trên vách đá có thể phát hiện thấy rất nhiều dấu vết di cư để lại của chim nhạn biển, thuyền tuần tra đi qua thường xuyên có thể phát hiện thấy đàn chim di cư đang bay gần đảo, là một trong những điểm ngắm chim tuyệt vời.

 

Đảo xung quanh – Chung Tử

Chung Tử nằm trên 119°31'12,65'' kinh Đông, 23°14'02,66'' vĩ Bắc, được hình thành từ đá sỏi góc núi lửa, bề ngoài giống hình đồng hồ treo thời xưa, khi thủy triều dâng lên, đá rạn phẳng được kéo dài sẽ chìm trong nước, khi thủy triều hạ xuống, thì có thể hiện lên rõ rệt. Chung Tử và Chư Mẫu Tiêu cao sững tọa lạc trên cùng một lưu vực biển, ngư sản phong phú thường thu hút nhiều loại chim nhạn biển dừng chân, khi tiết trời xuân sang hạ cũng là một cơ sở quá cảnh của đàn chim di cư.

 

Đảo xung quanh – Chư Mẫu Tiêu

Chư Mẫu Tiêu nằm tại phía Đông Nam của Đông Tự Bình Tự, thuộc 119°32'49,72'' kinh Đông, 23°14'10,82'' vĩ Bắc, là đá rạn của đá sỏi góc núi lửa, vì thế hình rạn khá bằng phẳng, độ cao so với mực nước biển khoảng 22 mét, bình thường chìm ngập trong nước biển, khi thủy triều rút xuống, mới hiện lên mặt nước biển, vì an toàn tàu thuyền ra vào, phía trên có lắp đặt một ngọn hải đăng tự động tắt bật loại hình nhỏ. Ngư sản phong phú xung quanh khu vực biển, tuần tra trên biển thường xuyên có thể quan sát thấy nhiều loại chim nhạn biển (chim di cư mùa hè), cò bạch (chim lưu lại) dừng chân và hoạt động tại đây.

 

Đảo xung quanh – Nhị Ôn 

Nhị Ôn còn gọi là Lợi Gian Tự, nằm trên hòn đảo nhỏ phía Tây của Đông Tự Bình Tự, nằm trên 119°30'08,84'' kinh Đông, 23°15'28,98'' vĩ Bắc, được hình thành từ nham khối kết tụ từ núi lửa, đá rạn san hô mở rộng hai phía sẽ chìm trong biển khi thủy triều rút xuống, nhìn từ xa giống hình nón nhọn.

 

Đảo xung quanh – Hương Lư

Hương Lư được cấu thành từ đá sỏi góc núi lửa, nằm tại phía Đông Nam của Đông Tự Bình Tự, do bởi hình dạng giống lư hương nên có tên là Hương Lư, có thể ngắm nhìn từ xa từ đỉnh đất liền phía Nam của Đông Tự Bình Tự và hai bên bãi cát.

 

Đảo xung quanh – Sừ Đầu Tự

Sừ Đầu Tự, nằm trên 11 9°39'33,48'' kinh Đông, 23°15'45,12'' vĩ Bắc, vị trí đặt tại hòn đảo nhỏ núi đỉnh bằng phẳng tại phía Tây Bắc của Đông Cát Tự, được hình thành chủ yếu từ đá bazan hình trụ và đá sỏi góc núi lửa, bờ biển xung quanh đảo đều là vực biển tráng lệ và bị dòng nước biển làm xói mòn hình thành cảnh quan lỗ trỗ, nền tảng bị nước biển ăn mòn phía Bắc, sản xuất rau rong biển vào mùa đông là nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng của Sừ Đầu Tự.

 

Đảo xung quanh – Sài Ám Ôn

Diện tích chỉ có 0,11 hecta, là rạn san hô nhỏ được cấu thành từ mảnh đá vụn núi lửa nằm về phía Bắc của Tây Cát Tự, thường thấy chim nhạn biển nghỉ chân trên đảo.

 

Đảo xung quanh – Ly Ôn Tử

Ly Ôn Tử (Nam Ôn Tử, Ngô Công Tử) nằm ở phía Tây Nam của Đông Tự Bình Tự, diện tích chỉ có 0,25 hecta, chủ yếu được hình thành từ mảnh đá vụn núi lửa, địa hình bằng phẳng, điểm cao nhất so với mực nước biển khoảng 2,8 mét.

Công viên quốc gia bốn đảo phía Nam Bằng Hồ
Công viên quốc gia bốn đảo phía Nam Bằng Hồ